Phiên bản @ 2015 - longhuong - Thiết kế bởi Huỳnh Thanh Long - Cung cấp bởi Blogger - Web chính : longhuong.com

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

8 món đồ chơi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ và cách lựa chọn đúng

Blog Long Hương ) - 8 món đồ chơi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ và cách lựa chọn đúng

Một đứa trẻ phát triển và học hỏi về thế giới xung quanh thông qua các trò chơi, tuy vậy có nhiều món đồ chơi nguy hiểm có thể gây hại cho chúng hơn là những lợi ích. Trên trang Bright Side đã liệt kê ra danh sách 8 món đồ chơi nguy hiểm mà cha mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi mua cho con cùng lời khuyên về cách lựa chọn đồ chơi an toàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Đồ chơi có cánh quạt

© depositphotos

Máy bay trực thăng và đồ chơi có cánh quạt khác thường được thiết kế dành cho trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 10 trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ không biết xử lý cánh quạt đúng cách, có thể chúng sẽ bị thương ở ngón tay nếu sờ vào cánh quạt đang chạy, trong nhiều trường hợp cánh quạt có thể làm trầy xước cơ thể hoặc thậm chí làm đứt tay trẻ.

Lời khuyên: Khi mua loại đồ chơi này, bạn nên chọn sản phẩm các cánh quạt được làm bằng nhựa mềm, nhựa dẻo. Ngoài ra, các cạnh của cánh quạt được mài tròn, không quá sắc cạnh hay có vết nứt nào để đảm bảo an toàn cho trẻ.

2. Đồ chơi bác sĩ

© depositphotos

Trẻ con thường thích thú khi sử dụng bộ đồ chơi này để "khám bệnh" cho mình, cho trẻ khác và một món dụng cụ nào đó có thể bị mắc kẹt trong mũi hay đường thở của trẻ. Đây là tai nạn có thể xảy ra khi trẻ chơi món đồ này. Bên cạnh đó, những trò chơi như thế này còn kích thích sự tò mò của trẻ đối với ống tiêm, kéo, thuốc... và chúng sẽ tiếp cận ngay khi có cơ hội.

Lời khuyên: Tốt nhất nên sử dụng bộ đồ chơi không có bất kỳ bộ phận nhỏ nào, kim tiêm hoặc các dụng cụ để "khám" mũi hay miệng.

3. Vòng cao su và phao tay

© depositphotos

Vòng cao su và phao tay không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi ở trong nước vì chúng có thể dễ dàng trượt ra ngoài hoặc tuột ra khỏi tay. Ngoài ra, một số sản phẩm loại này còn chứa isophorone, phenol và hexanone độc hại có thể gây kích ứng da kéo dài và các vấn đề khác. Các chất này cũng thuộc nhóm chất đầu bảng gây ung thư.

Lời khuyên: Kích thước phao phải được điều chỉnh phù hợp với vóc dáng của trẻ và sử dụng dưới sự giám sát của người lớn. Trẻ không nên sử dụng chúng liên tục trong vòng hơn nửa giờ.

4. Đồ chơi có pin

© depositphotos

Pin cúc áo (pin tròn) trông rất giống với kẹo và con của bạn sẽ muốn nếm thử chúng ngay lập tức. Kích cỡ và hình dạng của pin cúc áo khiến trẻ có thể nuốt dễ dàng vào bụng. Chất Lithium bên trong pin có thể gây ngộ độc nặng và bỏng. Vì vậy, bạn nên cất giữ pin cẩn thận, tránh xa tầm tay trẻ em.
Lời khuyên: Pin cần được bảo vệ bởi các tấm nhựa cố định bằng ốc vít để trẻ không thể lấy ra được.

5. Súng đồ chơi

© depositphotos

Súng đồ chơi với bất cứ loại đạn nào, kể cả nước hoặc bình xịt đều có thể trở thành nguyên nhân gây thương tích, đặc biệt là mắt khi đứng ở cự ly gần. Bởi trẻ thường không xác định được khoảng cách an toàn khi chơi những món đồ này.
Lời khuyên: Mua đồ chơi đi kèm với kính bảo vệ hoặc mua thêm kính cho trẻ khi tham gia trò chơi với súng.

6. Bộ nam châm lắp ghép

© depositphotos

Loại đồ chơi phổ biến này thường được gắn mác 3+ nhưng trên thực tế, nó nên dành cho thanh thiếu niên trên 14 tuổi. Khi dùng miệng để gỡ các quả bóng, trẻ thường nuốt phải mỗi lần một ít nam châm. Khi vào trong ruột, những nam châm này gắn chặt với nhau và làm phẳng thành ruột.
Lời khuyên: Đồ chơi có nam châm phải được bảo vệ bằng vỏ bọc nhựa chắc chắn để tăng tính an toàn.

7. Bóng bay

© depositphotos

Một quả bóng có thể bất ngờ nổ trong thời gian chơi, làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi hoặc thậm chí là mất thính giác. Trong khi sợ hãi, trẻ có thể vô tình hít phải những mảnh vỡ của quả bóng bay và gây nghẹt thở. Một số vụ tai nạn từng xảy ra cho thấy trẻ em bị bỏng nghiêm trọng vì bóng bay nổ. Đó là lý do tại sao bất kỳ sự kiện nào liên quan đến bóng cũng được khuyến cáo dành cho trẻ trên 8 tuổi.
Lời khuyên: Không nên mua những quả bóng bị nhăn và có mùi mạnh vì chúng sử dụng loại nhựa tái chế độc hại. Nếu nắm chặt một quả bóng có chất lượng thấp, nó sẽ phát ra âm thanh như tiếng vò giấy và phải mất một thời gian để chúng trở lại hình dáng ban đầu. Hãy chú ý chọn loại tốt có chất lượng để an toàn.

8. Con quay Fidget spinner

© Kelly Rose Joniec/Facebook

Một phần của con quay có thể bị rời ra và gây thương tích cho trẻ. Cũng có những trường hợp trẻ nuốt phải bộ phận của con quay. Ngoài ra, món đồ chơi này còn được cho là khiến đứa trẻ không thể tập trung, từ đó ảnh hưởng đến học tập. Ở một số tiểu bang của Mỹ, các trường học đã đưa ra lệnh cấm học sinh sử dụng món đồ chơi này ở trường.
Lời khuyên: Cho trẻ sử dụng các thiết bị luyện tập ngón tay thay vì con quay Fidget spinner để có thể phát triển tốt các kỹ năng vận động.
Cách chọn đồ chơi an toàn

Tổ chức phi chính phủ có tên Thế giới chống lại đồ chơi gây hại (World Against Toys Causing Harm
 - W.A.T.C.H) thường xuyên cập nhật danh sách 10 món đồ chơi nguy hiểm hàng năm và bạn có thể tìm được nhiều thông tin hữu ích từ đó. Ngoài ra, còn có nhiều đề xuất hữu ích được đưa ra bởi Liên minh an toàn trẻ em châu Âu (The European Child Safety Alliance - ECSA). Trong đó bao gồm:
Kích thước: Bất kỳ đồ chơi nào cũng phải có chiều dài không dưới 6cm và rộng 3cm. Nếu đồ chơi hình tròn, đường kính không được nhỏ hơn 5cm.

Màu sắc: Tránh các đồ chơi có màu sắc sặc sỡ. Màu vàng sáng đặc biệt không được khuyến khích.
Hình dạng và vật liệu: Đồ chơi không nên có cạnh sắc, lỗ lớn hay khoảng trống - nơi ngón tay của trẻ có thể bị mắc kẹt. Bố mẹ nên chọn cho trẻ đồ chơi bằng vải hoặc gỗ và không sơn màu.





Nguồn :
Người viết :
Biên soạn lại : longhuong



Like thích (Like)mạnh vào các bạn ơi! Thanks !